Viết đơn xin nghỉ việc là một vấn đề luôn được coi là tế nhị, khó nói, và khiến cho nhiều bạn khá lúng túng. Không hẳn chỉ là việc viết một lá đơn như thế nào, mà không ít bạn còn có băn khoăn khác về thủ tục, quy định hay lợi ích của mình bị ảnh hưởng như thế nào khi nghỉ việc.
Thực ra mọi chuyện không có gì là quá to tát, chỉ cần bạn tìm hiểu kỹ và hiểu được quy trình nghỉ việc để có được quyết định đúng đắn nhất. Dưới đây mình xin giới thiệu với các bạn một số mẫu đơn xin nghỉ việc cơ bản và một quy trình nghỉ việc thông thường, những thủ tục cơ bản bạn cần thực hiện, hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn.
Cách viết đơn xin nghỉ việc
Lời khuyên đầu tiên mà mình muốn đưa ra là nếu bạn mới chỉ có ý định thôi việc, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định. Bởi mỗi người chỉ có một số lần nhất định để thay đổi công việc. Trừ khi bạn là người có xu hướng nhảy việc liên tục, không hướng tới sự ổn định trong nghề nghiệp. Thêm nữa, các nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ để tâm tới một CV mà cứ vài ba tháng hay nửa năm lại nhảy việc một lần. Tính gắn bó là một tiêu chí các công ty rất quan tâm khi tuyển người.
Còn nếu bạn đã quyết định xong, bạn sẽ viết đơn xin nghỉ việc với các phần như sau:
Trình bày rõ bạn muốn xin nghỉ việc kể từ ngày/tháng/năm nào.
Lý do xin nghỉ
Bàn giao công việc: cho ai, ở bộ phận nào, nội dung các công việc được bàn giao
Bày tỏ sự cảm ơn tới công ty, ban giám đốc trong suốt quá trình làm việc
Đề nghị Ban Giám đốc xem xét và giải quyết
Lưu ý
Lý do xin nghỉ có thể là:
- Lương thấp, công việc nhàm chán, môi trường làm việc không phù hợp, hoặc do sếp quá khó tính
- Cần thời gian tập trung vào việc học hành, nâng cao kiến thức
- Bạn có một dự án, một hướng đi riêng để tự do phát triển
- Bạn muốn tìm đến một môi trường mới để thử thách bản thân
Lý do phổ biến mà đa số các bạn ghi vào đều là “bận việc gia đình”. Nhưng nhiều khi bạn cũng nên chân thật một chút. Mình biết có một số bạn xin nghỉ và đề cập rõ với sếp rằng “em cần một công việc mới mà lương đủ để chu cấp cho cuộc sống”. Vậy là sếp sẵn sàng tăng lương gấp đôi để giữ chân bạn lại, vì đôi khi họ quá bận để nhớ rằng phải tăng lương cho những ai làm tốt. Hoặc bạn muốn nghỉ việc để xây dựng dự án của riêng mình, cũng có thể nói rõ với sếp vì đó là một việc đáng tự hào, và biết đâu sếp của bạn lại quan tâm và trở thành đối tác sau này của bạn.
Chốt lại là, du thế nào thì bạn cũng nên dành thời gian để viết một lá đơn xin nghỉ việc tươm tất, hợp tình hợp lý. Nó giống như một lời chào tạm biệt hay mà khi bạn đi rồi sẽ để lại ấn tượng (tốt hoặc xấu) cho người ở lại.
Dưới đây là một số mẫu đơn xin nghỉ việc, tùy vào nghề nghiệp, chức vụ, hoàn cảnh… bạn hãy chọn ra một lá đơn phù hợp nhất với mình nhé!
Quy trình nghỉ việc
Một quy trình thôi việc thông thường sẽ bao gồm các bước như sau:
- Gửi đơn xin thôi việc cho sếp trực tiếp của bạn (cc cho cả người phụ trách Nhân sự của công ty). Bạn nhớ đọc kỹ lại Hợp đồng lao động của bạn ký với công ty, hợp đồng có thời hạn thì gửi đơn trước 30 ngày, không có thời hạn báo trước 45 ngày.
Trên thực tế, nếu bạn cần nghỉ ngay để chuyển sang công việc mới, bạn có thể nói chuyện với sếp trực tiếp của mình để bày tỏ nguyện vọng, nếu được sếp chấp thuận thì không nhất thiết phải đợi 30-45 ngày sau. Thường thì cũng không ai muốn níu kéo từng đấy thời gian một khi bạn đã muốn ra đi.
- Thời gian xem xét và giải quyết đơn nghỉ của bạn không quá 3 ngày. Khi được xác định cho nghỉ việc, phòng nhân sự sẽ chuyển đơn xin nghỉ việc cho giám đốc duyệt.
- Thanh lý hợp đồng: gồm các nội dung như sau
- Hoàn thành các công việc cần thực hiện trước khi nghỉ việc theo biên bản bàn giao công việc
- Biên bản bàn giao các công cụ dụng cụ cho Quản lý bộ phận
- Biên bản bàn giao hồ sơ theo mẫu đính kèm quy trình này
- Bản cam kết nghỉ việc
- Quyết định nghỉ việc: sau khi hoàn thiện bước Thanh lý hợp đồng, bạn sẽ nhận được Quyết định nghỉ việc do Giám đốc ký. Với bạn nào đã có sổ Bảo hiểm xã hội thì công ty cũng sẽ trao trả luôn.
- Thanh toán các chế độ còn lại: phòng Kế toán và Hành chính nhân sự sẽ phối hợp với nhau để thanh toán các khoản còn lại cho bạn như lương, phụ cấp tính đến thời điểm nghỉ ghi trong quyết định nghỉ việc.
Vậy là hoàn thiện một quy trình nghỉ việc. Tới đây thì bạn có thể thu dọn đồ đạc, chào tạm biệt đồng nghiệp để tham gia vào một môi trường mới rồi.
Có thể bạn quan tâm:
Bài viết rất hay. Cám ơn admin!
: ) Cùng nghề có khác. Hóa ra chúng ta có nhiều bài viết cùng chủ đề. Mình cũng có vài ý kiến về vấn đề này: http://goo.gl/LbLFbN . Hi vọng mọi người tham khảo thêm.
Chào anh Cường,
Về tuổi nghề chắc em còn kém anh nhiều, em mới bước sang làm nhân sự một thời gian, và cũng thường qua thăm blog của anh. Blog rất hữu ích và lượng thông tin thì đồ sộ đáng nể anh ạ 🙂
Chúc anh luôn nhiệt huyết với nghề và có nhiều chia sẻ cho cộng đồng 🙂
em làm đơn xin nghỉ việc nhưng ông giám đốc ko ký, giờ phải làm sao ạ?
Có 2 khả năng:
1. Là ổng rất cần em, em là nhân sự quan trọng nên ổng muốn giữ em lại. Chúc mừng em! Vấn đề còn lại phụ thuộc việc em có thực sự muốn nghỉ hay ko thôi?
2. Ổng bận quá quên ko ký, em có thể nhắc :))))
Chúc em mọi sự suôn sẻ 😀